Thứ Bảy, 13 tháng 8, 2011

Chế độ ăn cho người bị tiểu đường típ II

Tiểu đường típ II thường gặp ở những người bệnh trên 40 tuổi, béo phì; diễn biến bệnh thường xảy ra từ từ, ít khi có các triệu chứng như ăn nhiều, uống nhiều, đái nhiều, sút cân.
Mục đích điều trị nhằm duy trì lượng đường trong máu bằng hoặc dưới 1,4 g/l. Đối với đái đường típ II, nguyên tắc điều trị là dùng chế độ ăn thích hợp, nếu không kết quả mới dùng thuốc.


Chế độ ăn là một yếu tố rất quan trọng trong điều trị bệnh đáo tháo đường, bất kì ở tuổi nào, nhiều thể nhẹ chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn đã làm giảm được các triệu chứng lâm sàng, giúp điều chỉnh lại các rối loạn chuyển hóa, phục hồi và duy trì khả năng lao động của người bệnh.
Chế độ ăn phải đảm bảo đầy đủ lượng Protid, Gluxit, Lipit cần thiết cho cơ thể gần với điều kiện bình thường, ở mức độ Protide từ 16-20%, Gluxit 50-60 %, Lipid 20-30 %. Cụ thể:
- Đối với người béo: tổng số calori từ 1.500-1.750 calori, trong đó Gluxit khoảng 150- 120g, Lipid: 50-60g, Protit 100-120g. Trong điều kiện hoàn toàn nghỉ ngơi, yên tĩnh, 1 kg cân nặng lý tưởng phải được cấp 20-25 calori; lao động đi lại vừa phải cần 30 calori; lao động nặng làm việc nhiều cần 35 calori.
- Đối với bệnh nhân gầy: số lượng calori phải tăng hơn với tổng calori cần là 2.500-3.500. Trong điều kiện hoàn toàn nghỉ ngơi, 1 kg cân nặng cần 35 calo; khi vận động nhiều cần 40-50 calo; khi cân nặng bình thường cần giảm tổng số lượng calo.
Đây là một số nguyên tắc chung, việc thay đổ chế độ ăn phải theo sở thích, khả năng tài chính và khẩu vị của từng bệnh nhân. Các mục tiêu của calo cần phải đạt được và giữ vững cân nặng lý tưởng, giảm calo chỉ đặt ra khi bệnh nhân quá béo.
Một số yêu cầu cần đạt được:
- Giữ vững thành phần và thời gian ăn là quan trọng, các thành phần thức ăn có thể trao đổi nhau cho phép bệnh nhân tạo ra một bữa ăn phù hợp và vẫn có thể tự do lựa chọn.
- Thành phần món ăn: thành phần dinh dưỡng tối ưu cho người đái đường không cố định, các hydrat cacbon (55-60%), protein (10-20%), phải hết sức hạn chế mỡ, lượng cholesteron đưa vào phải dưới 300mg mỗi ngày và lượng mỡ bão hòa phải thay bằng các loại dầu thực vật.
- Thức ăn có sợi gồm đậu, rau; thức ăn có chất keo, cám có thể làm giảm đường, làm chậm hấp thu đường và đỡ tăng đường sau khi ăn.
- Sử dụng các chất ngọt nhân tạo có thể thay đường trong nước uống như Aspartam và sacharine giúp làm giảm lượng đường ăn vào mà vẫn giữ được ngon miệng.
- Không uống rượu và các nước ngọt có gaz; hoạt động thể lực cần được điều tiết phù hợp.
- Chế độ ăn cụ thể 
Những cách tính lượng đường trong thức ăn:
Ðối với người Việt Nam chúng ta, thức ăn chính là tinh bột như cơm, bún, bánh cuốn, mì sợi v.v.. đó là những thức ăn chứa nhiều đường. Cho nên chúng ta cũng nên nói thêm về đường trong thức ăn một cách rõ ràng cụ thể hơn.
• Lượng đường trong một số thức ăn chính:
Phần lớn chúng ta không có ý niệm về trữ lượng đường trong thức ăn. Có người nghĩ rằng kiêng cữ đường có nghĩa là chỉ giảm ăn hay uống thức ăn ngọt như uống nước ngïọt, ăn chè. Thực sự ra “đường” ở đây là  glucose có trong mọi thức ăn với nồng độ khác nhau. Sau đây là một vài ví dụ về trữ lượng đường trong thức ăn:
Ngũ cốc 25 gam đường tương đương với:
1 chén cơm hay bắp hoặc đậu (150gram)
1 củ khoai tây thường (độ 120 gram) hoặc 80 gram khoai chiên
2 khoanh bánh mì (50gram)
1 bánh sừng bò (croissant)
4 bánh bích quy
Trái cây: 15 gram đường tương đương với:
1 trái lê, đào
1 trái cam, hai trái quýt, 1/4 trái thơm , 1 trái bưởi
20 trái dâu
nửa trái chuối, một chùm 15 trái nho.
Sữa: 10 gram đường tương đương với:
1 ly sữa lớn (200ml)
1 ly yogurt hoặc sữa tươi
2 muỗng canh sữa bột.
Nồng độ của đường trong một số thức ăn chính:
Tính theo % tức là 100 gram thức ăn có bao nhiêu gam đường.
Ngoại trừ ngũ cốc là phần thức ăn chính người ta bắt buộc phải ăn, còn những trái cây và thức ăn nào cho nồng độ đường trên 10% nên tránh đừng ăn hay ăn ít thôi. Ðể ý đến gạo chưa nấu nồng độ đường là 80%, khi nấu thành cơm nồng độ đường giảm còn 30% hay 1/3 trọng lượng đó thôi, và đường nào cũng là đường, nếu ăn cơm thì bớt mì, bớt khoai hay ngược lại. Xin cũng nhắc nhở đây chỉ là những con số hướng dẫn để chúng ta hiểu những gì cần ăn và ăn bao nhiêu cho thích hợp. Mức đường trong cơ thể còn lên xuống tuỳ thuộc nhiều yếu tố khác nữa mà chúng ta không chủ động kiểm soát được chứ không chỉ do thức ăn.
 



Tổng hợp

Không có nhận xét nào:

Video Of Day

Find Us On Facebook

foxyform