Gút phòng và điều trị

Gút là một bệnh khớp vi tinh thể. Nguyên nhân do acid uric máu tăng và lắng đọng trong màng hoạt dịch khớp gây viêm khớp. Ở các nước phát triển, bệnh chiếm tỷ lệ 1-2% dân số. Ở Việt Nam, khi nền kinh tế bắt đầu phát triển, bệnh gút đã trở nên rất phổ biến, ở cả thành thị và nông thôn, vươn lên đứng hàng thứ tư  trong 15 bệnh khớp thường gặp nhất.
Biến chứng và hậu quả của gút
Khi bị mắc bệnh mà điều trị không đúng hoặc không được điều trị, bệnh để lại những biến chứng có thể dẫn đến những hậu quả nặng nề, thậm chí tử vong. Có 4 loại biến chứng của gút:
- Loại biến chứng thứ nhất liên quan đến tổn thương xương khớp: Đó là tình trạng huỷ hoại khớp, đầu xương, làm bệnh nhân tàn phế. Các hạt tôphi bị loét vỡ, khiến vi khuẩn xâm nhập vào trong khớp gây viêm khớp nhiễm khuẩn, nhiễm trùng huyết.
 - Các biến chứng thứ hai liên quan tổn thương thận, như sỏi thận, thận ứ nước ứ mủ, suy thận, tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim…
- Loại biến chứng thứ ba liên quan đến chẩn đoán nhầm: Bệnh thường chẩn đoán nhầm với viêm khớp nhiễm khuẩn và được điều trị bằng rất nhiều các loại kháng sinh khác nhau và có nguy cơ dị ứng thuốc kháng sinh, thậm chí có thể gây tử vong. Một trong những chẩn đoán nhầm khác là viêm khớp dạng thấp. Từ đó dẫn đến điều trị tràn lan bằng các thuốc chống viêm không steroid, prednisolon, dexamethason, với hậu quả là biến chứng lao, loãng xương, gãy xương, đái tháo đường, tăng huyết áp.
- Các biến chứng thứ tư liên quan đến tai biến do dùng thuốc: Ngay cả khi chẩn đoán đúng việc điều trị gút cũng có thể gây nên  tai biến. Các thuốc chống viêm không steroid có thể gây tổn thương nhiều cơ quan như máu, thận, tiêu hoá và gây dị ứng...
Và khó khăn khi điều trị
Có 3 khó khăn chính khi điều trị bệnh gút. Đầu tiên là tác dụng phụ của một số thuốc chữa bệnh gút như colchicin có thể gây tiêu chảy, allopurinol có thể gây dị ứng, các thuốc tăng thải acid uric có thể gây sỏi thận. Thứ hai là cơ địa dị ứng thuốc của bệnh nhân. Có bệnh nhân gút bị dị ứng với nhiều thuốc chữa gút như colchicin và allopurinol. Một số trường hợp xảy ra sốc phản vệ, có thể dẫn đến tử vong nếu không cấp cứu kịp thời. Thứ ba là sự thiếu tuân thủ điều trị của người bệnh. Bệnh nhân gút thường chỉ dùng thuốc trong đợt cấp rồi bỏ thuốc, dẫn đến bệnh vẫn tiến triển nặng dần. Một số bệnh nhân lạm dụng thuốc corticoid dẫn đến tác dụng phụ đáng tiếc như xuất huyết tiêu hoá, tăng huyết áp, tai biến mạch máu não. Nhiều bệnh nhân vẫn tiếp tục ăn nhậu quá mức và sinh hoạt không điều độ, do vậy bệnh vẫn có nguy cơ tái phát. Nói chung, những người mắc bệnh gút rất hay bị dị ứng thuốc, do đó cần thận trọng khi sử dụng bất kỳ loại thuốc gì, kể cả thuốc Đông y và Tây y. Cần sử dụng thuốc theo đơn và sự theo dõi của các bác sĩ chuyên khoa.
Tinh thể acid uric lắng đọng gây viêm khớp.
Các nguyên tắc điều trị
Bệnh nhân gút phải xác định tư tưởng điều trị lâu dài, tránh bỏ thuốc khi bệnh thuyên giảm. Khi đó thì mới có thể giữ bệnh khỏi tái phát trong thời gian dài. Bệnh nhân gút cần tích cực hợp tác với bác sĩ trong việc điều trị, ngăn ngừa biến chứng bệnh bằng chế độ ăn uống, sinh hoạt và thuốc men. Các thuốc thường dùng điều trị bệnh gút là colchicin, allopurinol (zyloric), benemid, các thuốc chống viêm không steroid. Để điều trị có hiệu quả cần thường xuyên kiểm tra acid uric máu và niệu, chức năng thận. Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần được chẩn đoán và điều trị các bệnh kèm theo như rối loạn chuyển hoá lipid, đái tháo đường, tăng huyết áp…
Phòng thế nào?
Có thể phòng tránh được bệnh gút bằng việc thực hiện một chế độ ăn uống sinh hoạt lành mạnh và khoa học. Bệnh nhân cần nhận thức rằng ăn uống bừa bãi là một yếu tố thúc đẩy làm xuất hiện bệnh và làm bệnh tái phát, vì vậy cần phải hạn chế ăn nhậu quá mức. Các nguyên tắc vệ sinh ăn uống đối với bệnh nhân gút là chế độ ăn giảm đạm, giảm mỡ, giảm cân nếu béo phì và uống nhiều nước, đặc biệt là nước khoáng kiềm. Do vậy, bệnh nhân gút cần tuân thủ chế độ ăn kiêng. Lượng thịt ăn hàng ngày không nên quá 150g, đặc biệt cần tránh ăn phủ tạng động vật (lòng lợn, tiết canh, gan, thận, óc, dạ dày, lưỡi…), các loại thịt đỏ (thịt trâu, bò, chó, dê), các loại hải sản (tôm, cua, cá béo). Có thể ăn trứng, sữa, phomat, thịt trắng như  thịt gia cầm,  cá nạc. Nên ăn thêm ngũ cốc, bánh mỳ trắng. Ăn nhiều rau xanh, cà rốt, bắp cải, đậu phụ, hoa quả. Tránh ăn những thức ăn chua như nem chua, dưa hành muối, canh chua, hoa quả chua, uống nước chanh… vì chính những chất chua lại làm bệnh nặng hơn.
Bệnh nhân cần bỏ rượu, thậm chí cả rượu vang, rượu thuốc, tích cực uống nhiều nước, 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày. Đặc biệt là nên uống nước khoáng kiềm (sôđa, nước khoáng...) để tăng cường thải tiết acid uric qua nước tiểu. Bệnh nhân gút cần có chế độ sinh hoạt điều độ, làm việc nhẹ nhàng, tránh mọi mỏi mệt cả về tinh thần lẫn thể chất như  tránh lạnh,  lao động quá mức, chấn thương, stress... Ngoài ra, bệnh nhân gút cần tránh dùng một số loại thuốc có thể làm tăng acid uric máu như các thuốc lợi tiểu,  corticoid, aspirin.

Thuốc điều trị bệnh gút
Nguyên nhân của bệnh gút (goutte) là do sự lắng đọng monosodium urat (MSU) ở trong, xung quanh khớp và các sợi gân, uric máu quá bão hòa có trong các dịch của cơ thể tăng là nguyên nhân gây nên tình trạng lắng đọng trên.

Tại sao tăng acid uric máu?
Tăng acid uric máu khi nồng độ acid máu trên 7,0mg/dl (420 micromol/l), dưới mức này khó tạo thành tinh thể. Tăng acid uric máu có thể do nội sinh như tăng sản sinh hoặc giảm đào thải, do tiền sử gia đình do suy thận, tăng huyết áp... hoặc do ngoại sinh như ăn nhiều purin (có nhiều trong phủ tạng động vật, tôm cua biển, đậu đũa, cải xoăn, uống nhiều rượu bia, đặc biệt là bia, một số độc chất như chì, một vài loại thuốc như cyclosporin, aspirin...).
Tuy nhiên tăng acid uric không phải là sẽ bị bệnh gút. Các rối loạn trong bệnh gút bao gồm: viêm cấp tính một khớp, sỏi thận, lắng đọng tại mô mềm tinh thể MSU gọi là hạt tophi, bệnh thận do acid uric.
Có cần quan tâm đến tăng acid uric máu? Nên tìm nguyên nhân để giảm acid uric máu. Nhưng có một điều cần nhớ là: điều trị dự phòng làm giảm nồng độ acid uric ở những người tăng acid uric không triệu chứng sẽ không có lợi ích gì mà lại nguy hiểm.
Gút cấp tính biểu hiện như thế nào?
Đặc trưng là đau dữ dội, đột ngột một khớp, tiến triển nhanh trong vài giờ. Vị trí thường gặp là ngón chân cái - nơi thường bị lạnh nhất của cơ thể mà acid uric lại dễ kết tinh ở nhiệt độ thấp. Các nơi khác như khớp gối, vai, bàn tay, cổ chân và một số khớp khác có thể gặp. Hiện tượng viêm có thể âm thầm, cần xét nghiệm tìm tinh thể cho tất cả bệnh nhân viêm khớp không rõ nguyên nhân. Có tới hơn nửa bệnh nhân bị gút có triệu chứng ở nhiều khớp chủ yếu với người già (phụ nữ sau mãn kinh) chấn thương, phẫu thuật đã bị tăng acid uric máu. Với thể viêm ít khớp, biểu hiện sưng nóng, đỏ, đau. Đau đến nỗi không thể chạm vào chỗ đau viêm sưng. Có thể sốt nhẹ, ớn lạnh, tăng bạch cầu. Đó là nhũng bệnh cảnh nổi bật. Nếu cần có thể lấy dịch khớp tìm tinh thể đó là chỉ dấu tin cậy (không phải nhiễm khuẩn). Chỉ chụp Xquang khi cần chẩn đoán phân biệt.

 Acid uric lắng đọng ở khớp ngón chân.
Điều trị
Theo 3 gian đoạn: gút cấp, đau cách khoảng và điều trị lâu dài tăng acid uric mạn tính.
Gút cấp:
Dùng thuốc chống viêm không steroid (AINS) liều cao. Những năm trước đây imdomethacin là thuốc được dùng nhiều nhất. Tuy nhiên hiện nay ít dùng.
Colchicin là loại thuốc rất công hiệu, có tác dụng phụ ở đường tiêu hoá (tiêu chảy, nôn mửa). Biệt dược colchimax ít tác dụng phụ hơn.
Nếu không dùng đường uống được thì dùng tiêm đường tĩnh mạch để làm giảm tác dụng phụ. Không quá 2mg/2 giờ, nhưng phải do thầy thuốc chuyên khoa thực hiện. Đặc biệt lưu ý, không bao giờ dùng cả uống và tiêm cùng thời gian dùng thuốc (vì có thể gây suy tủy, thậm chí tử vong).
Colchicin làm giảm di chuyển các bạch cầu ức chế thực bào cái vi tinh thể urat do đó làm ngưng hình thành acid lactic, giữ cho pH tại chỗ ổn định ngăn sự kết tủa tinh thể MSU ở mô khớp. Mặt khác, colchicin chống viêm không đặc hiệu mức độ yếu.
Thuốc chống chỉ định với người suy thận, suy gan, người mang thai, glôccôm góc hẹp và bí tiểu.
Thuốc có nhiều tác dụng phụ như buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy, chảy máu dạ dày - ruột, nổi ban, tổn thương thận, viêm thần kinh ngoại biên, rụng tóc, rối loạn máu, giảm tinh trùng.
Giai đoạn đau cách khoảng:
2-3 tháng sau cơn đau cấp, ở khớp đó bị tái phát. Dùng colchicin, AINS (như indomethacin).
Sau điều trị, giai đoạn đau cách khoảng có thể dùng allopurinol hoặc probenecid để làm hạ acid uric máu. Các thuốc này không bao giờ được dùng trong khi có gút cấp, đặc biệt tốt với người thỉnh thoảng mới có cơn gút cấp, không có hạt tophi và bệnh thận. Tuy nhiên allopurinol có thể gây nổi ban, sốt, viêm mạch, tăng bạch cầu, viêm gan. Probenecid  có thể gây khó chịu ở đường tiêu hoá.
Bệnh gút cần được điều trị đầy đủ theo liệu trình, không nên thấy đỡ mà ngưng điều trị. Người bệnh cần được giữ gìn cẩn thận, nhất là ăn uống. Hãy cảnh giác với những lời quảng cáo về chữa gút! Phải điều trị ngay khi phát hiện bệnh, đừng để bệnh quá muộn gây nên tàn phế.
Phương pháp mới điều trị bệnh gút
Cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ (FDA) mới đây đã cho phép sử dụng thuốc Uloric (febuxostat) để điều trị bệnh gút, là bệnh đặc trưng bởi tăng nồng độ acid uric dẫn tới tích tụ trong máu, khớp và mô mềm.
Uloric là lựa chọn điều trị mới đầu tiên trong hơn 4 thập kỷ qua đối với bệnh gút, căn bệnh gây ảnh hưởng tới hơn 5 triệu người Mỹ. Đây là chứng viêm khớp kích ứng thường gặp nhất ở nam giới từ 40 tuổi trở lên.
FDA cho phép dùng thuốc mới với hàm lượng 40mg và 80mg. Ban đầu, Hãng sản xuất thuốc Takeda đã yêu cầu được phê duyệt thuốc hàm lượng 80mg và 120mg, nhưng FDA lo ngại về nguy cơ có thể gây tác dụng phụ tim mạch do dùng thuốc hàm lượng cao.
Uloric đã được đánh giá trong thử nghiệm lâm sàng bao gồm hơn 4.000 người. Tác dụng phụ thường gặp nhất của thuốc là gây rối loạn chức năng gan, buồn nôn, đau khớp và phát ban.

Bệnh gút và điều trị gút trong đông y

Đại Cương
Là một bệnh rối loạn chuyển hóa gây tăng lượng acid uric trong huyết thanh. Triệu chứng lâm sàng chủ yếu là khớp viêm tái phát nhiều lần, dị dạng khớp, nổi u cục dưới đa và quanh khớp, bệnh tiến triển gây sỏi thận do acid uric, bệnh thận do gút. Thường gặp ở nam giới tuổi trung niên.
Xuất hiện đầu tiên trong sách ‘Đan Khê Tâm Pháp’.
Đông y còn gọi là ‘Lịch Tiết Phong, ‘Bạch Hổ Phong’, ‘Bạch Hổ Lịch Tiết’.
Nguyên nhân bệnh lý theo y học cổ truyền
Goutt là một bệnh tăng acid uric huyết thanh với những biểu hiện đau khớp cấp. Lượng acid uric huyết tăng do tăng sản xuất lượng acid uric hoặc do thận đào thải kém hoặc do cả hai. Theo YHCT, thống phong là do ngoại tà xâm nhập cơ thể gây tắc nghẽn kinh lạc, khí huyết ứ trệ tại khớp gây đau co duỗi khó khăn. Bắt đầu bệnh còn ở cơ biểu kinh lạc, bệnh lâu, tà khí vào gân xương gây tổn thương tạng phủ, chức năng của khí huyết tân dịch rối loạn, tân dịch ứ trệ thành đàm, khí huyết ngưng trệ thành ứ, đàm ứ kết mà hình thành các u cục tôphi quanh khớp, dưới da. Bệnh tiến triển lâu ngày gây tổn thương đến can thận, làm biến dạng các khớp và tái phát nhiều lần.
Y văn cổ không có ghi chứng gút nhưng có chứng "thống phong" là chỉ chứng thống tý lâu ngày khó khỏi. Cho nên bệnh thống phong có thể qui thuộc phạm trù chứng tý trong đông y.
Triệu chứng lâm sàng:
Bệnh có 2 thể lâm sàng.
1.  Cấp tính: Cơn đau sưng tấy dữ dội đột ngột của khớp bàn chân, ngón cái, thường và0 ban đêm (cũng có thể ở các vị trí khác: ngón chân khác, cổ chân, gối...) khớp đỏ xẫm, ấn đau nhiều, khớp hoạt động hạn chế, kéo dài 2, 3 ngày hoặc 5, 6 ngày rồi khỏi không để lại di chứng nhưng rất dễ tái phát.
2. Mạn tính: Thường do bệnh cấp tính chuyển thành, biểu hiện viêm nhiều khớp mạn tính (khớp nhỏ, vừa và đối xứng) tái phát nhiều, thời gian ổn định rút ngắn, khớp bệnh đau nhiều kéo dài, tại khớp có thể sưng nóng đỏ không rõ nhưng thường cớ sốt, khớp dị dạng, co duỗi khó khăn, xuất hiện nốt u cục quanh khớp, dưới da, vành tai (hạt tôphi) mềm, không đau, trong chứa một chất trắng như phấn. Bệnh tiến triển lâu ngày gây tổn thương thận (viêm thận kẽ, sạn tiết niệu, tiểu máu, suy thận cấp, mạn).
Chẩn đoán và phân biệt:
* Chẩn đoán chủ yếu dựa vào:
- Triệu chứng lâm sàng (như trên) chú ý hạt Tôphi, sạn thận gút, khớp gút to, thường chủ yếu là xương bàn chân tay sưng đau không đối xứng.
Acid uric huyết tăng rõ, cao hơn 7mg%.
- Tiền sử bệnh (cách tiến triển các cơn trước).
- Tiền sử gia đình.
- Cần phân biệt với:
+ Viêm khớp dạng thấp (không có acid uric cao, khớp sưng đối xứng...)
+ Tăng acid uric huyết đơn thuần (khớp bình thường), tăng acid uric thứ phát (suy thận...).
Biện Chứng Luận Trị
Mộc thông
Biện chứng luận trị cần chú ý đến giai đoạn phát triển của bệnh. đối với thể cấp tính chủ yếu dùng phép thanh nhiệt thông lạc khu phong trừ thấp, đối với thể mạn tính thường kèm theo đàm thấp, ứ huyết, hàn ngưng, nên tùy chứng mà dùng các phép hóa đàm, trừ thấp, hoạt huyết thông lạc, ôn kinh, tán hàn. Đồng thời chú ý đến mức độ hư tổn của âm dương, khí huyết, can thận mà bồi bổ thích hợp.
Đối với thể cấp tính: Biểu hiện chính là thể phong thấp nhiệt; đột ngột khớp ngón cái (thường gặp nhưng cũng có thể các khớp nhỏ khác) sưng nóng đỏ đau, không đụng vào được, kèm theo sốt, đau đầu, sợ lạnh hoặc bứt rứt, khát nước, miệng khô, tiểu vàng, lưỡi đỏ, rêu vàng bẩn, mạch Sác.
Điều trị: Thanh nhiệt, thông lạc, khu phong, trừ thấp. Dùng bài: Bạch Hổ Gia Quế Chi Thang Gia giảm: Thạch cao 40 - 60g (sắc trước), Tri mẫu 12g, Quế chi 4 - 6g, Bạch thược, Xích thược đều 12g, Dây Kim ngân 20 - 30g, Phòng kỷ 10g, Mộc thông, Hải đồng bì đều 10g, Cam thảo 5 - 10g, sắc uống ngày l thang, trong thời gian sưng đỏ nóng sốt.
Trường hợp thấp nhiệt nặng (Sưng tấy đau nhiều gia thêm dây Kim ngân 40 - 50g, Thổ phục linh,Ýù dĩ (tăng trừ thấp) hoặc gia thuốc hoạt huyết như Toàn Đương qui, Đan sâm, Trạch lan, Đào nhân, Hồng hoa, Tằm sa để hóa ứ chỉ thống, trường hợp có biểu chứng thêm thêm Quế chi, Độc hoạt, Tế tân để giải biểu, tán hàn chỉ thống.
+ Đối với thể mạn tính: nhiều khớp sưng to đau kéo dài, co duỗi khó, tại khớp không đỏ nóng rõ nhưng đau nhiều, dị dạng kèm theo tê dại, da tím sạm đen, chườm nóng dễ chịu, mạch Trầm Huyền hoặc Khẩn, lưỡi nhợt, rêu trắng là triệu chứng của hàn thấp ứ trệ.
Điều trị: Khu hàn, thông lạc, trừ thấp, chỉ thống. Dùng Chế Ô đầu, Tế tân đều 4 - 5g (sắc trước), Toàn Đương qui 12g, Xích thược 12g, Uy linh tiên 10g, Thổ phục linh 16g, Tỳ giải 12g, Ý dĩ nhân 20g, Mộc thông 10g, Quế chi 4 - 6g, sắc uống.
Trường hợp sưng đau nhiều khớp cứng, mạch Hoãn Hoạt, rêu lưỡi trắng bẩn dày là triệu chứng đàm trọc ứ trệ, thêm chích Cương tàm, Xuyên sơn giáp, Tạo thêmùc thích, Hy thiêm thảo, Hải đồng bì, để tăng tác dụng hoạt lạc, trừ đàm. Đau nhiều do huyết ứ (đau như dao đâm, mạch sáp, lưỡi tím bầm) thêm Ngô công, Toàn yết, sao Diên hồ sách để hoạt huyết chỉ thống.
Trường hợp thận dương hư (liệt dương, đau mỏi lưng gối, chân tay lạnh, sợ lạnh, lưỡi bệu, mạch Trầm, Hoãn vô lực thêm Bổ cốt chỉ, Nhục thung dung, Cốt toái bổ để bổ thận kiện cốt định thống, có triệu chứng khí huyết hư thêm Hoàng kỳ, Đương qui, Nhân sâm, Bạch truật...
Trên lâm sàng thường gặp:
+ Thấp Nhiệt Uẩn Kết: Khớp sưng đỏ, đau, nóng. Phiền táo, khát, nước tiểu vàng, đỏ, đầu đau, sốt, sợ lạnh, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng nhạt, mạch Nhu, Sác.
Điều trị: Tuyên thanh, lợi thấp nhiệt, thông lạc, chỉ thống. Dùng bài Niêm Thống Thang gia giảm: Đương quy, Bạch truật, Đảng sâm, Hoàng cầm đều 10g, Thương truật, Trư linh, Trạch tả, Phòng kỷ đều 12g, Long đởm thảo (sao), Khổ sâm, Tri mẫu, Thăng ma đều 6g, Ý dĩ nhân (sống), Xích tiểu đậu đều 15g. Sắc uống (Bì Phu Bệnh Chẩn Liệu Học).
+ Đờm Ngưng Trở Lạc: do nhiều đờm ẩm gây nên, các khớp nặng, cử động khó khăn, khớp mềm hoặc cứng, có khi sốt cao, đầu đau, lo sợ, chất lưỡi đỏ, ít rêu, mạch Tế, Sáp.
Điều trị: Hòa doanh, khứ ứ, hóa đờm, thông lạc. Dùng bài Đào Hồng Tứ Vật Thang gia giảm: Đương quy, Xích thược, Đào nhân, Mộc qua đều 10g, Hồng hoa, Uy linh tiên, Xuyên khung đều 6g, Dã xích đậu, Triết bối mẫu đều 12g, Ty qua lạc, Tạo giác thích, Giáp châu đều 4,5g. Sắc uống (Bì Phu Bệnh Chẩn Liệu Học).
+ Phong Thấp Hàn, Huyết Ứ: Bệnh phát cấp, khớp đau cứng một chỗ, lạnh thì đau nhiều, gặp ấm, nóng dễ chịu hơn, có thể bị biến dạng khớp và cứng khớp, khó cử động. Dù sưng nhưng không thấy nóng, đỏ, lưỡi trắng mỏng, mạch Hoạt, Trầm, Huyền hoặc Nhu, Hoãn.
Điều trị: khu phong, trừ thấp, ôn kinh hoạt lạc. Dùng bài Kê Huyết Phụ Tử Niêm Thống Thang: Kê huyết đằng, Nhẫn đông đằng đều 50g, Thương truật, Kinh giới huệ
Một số bài thuốc kinh nghiệm
Sinh địa
+ Địa Hoàng Du Linh Phương (Hồng Dụng, bệnh viện Hồng Thập Tự Hàng Chău tỉnh Triết Giang): Sinh địa, Hoàng kỳ, Đơn sâm, Ích mẫu thảo, Tang ký sinh đều 15g, Sơn thù, Phục linh, Trạch tả đều 10g, Tần giao 20g, sắc uống.
Thận dương hư, chân lạnh, lưng gối lạnh đau thêm Tiên linh tỳ, Tiên mao đều 10g, tỳ hư bụng đầy, tiêu lỏng thêm Đảng sâm, bạch truật đều 10g, miệng khô tiểu vàng mạch Sác thêm Hoàng cầm, Hoàng bá hoặc Sơn chi đều 10g, can dương thịnh đau đầu, váng đầu thêm Câu đằng, Cúc hoa, Thiên ma đều 10g.
Kết quả lâm sàng: Trị 6 ca, tốt 2 ca (huyết áp hạ xuống bình thường, creatine xuống l,8mg%, acid uric huyết dưới 6mg% hết triệu chứng lâm sàng) tiến bộ 4 ca (triệu chứng giảm, huyết áp hạ dưới 150/90mmHg, acid dưới 7mg%) (Hiện Đại Nội Khoa Học).
+ Thống Phong Phương (Trương Huệ Thần).
1-Thương truật 9g, Hoàng bá, Ngưu tất, Hải đồng bì, Khương hoàng, Uy linh tiên đều 12g, Hy thiêm thảo 15g, Mao đông thanh 30g, Hắc lão hổ, Nhặp địa kim ngưu đều 30g, ngày l thang sắc uống. Trắc bá diệp, Đại hoàng đều 30g, Hoàng bá, Bạc hà, Trạch lan đều 15g tán bột cho mật và nước vừa đủ thành hồ đắp ngoài.
2- Quế chi, Xuyên khung đều 10g, Khương hoạt, Tang chi, Tần giao, Thương truật đều 12g, Ngưu tất, Đơn sâm, Phòng kỷ đều 15g, Cam thảo 6g sắc nước uống. Đại hoàng, Hoa hòe, Tích tuyết thảo đều 30g sắc nước thụt đại tràng.
Bài (1) có tác dụng thanh nhiệt trừ thấp trị chứng thống phong cấp thể thấp nhiệt.
Bài (2) có tác dụng tán hàn trừ thấp tý, thông lạc, chỉ thống trị chứng thống phong cấp thể hàn thấp.
- Kết quả lâm sàng: Trị 12 ca, 11 ca khớp sưng đều có giảm mức độ khác nhau, có 4 ca hết đau, giảm đau rõ, 5 ca, có giảm đau 2 ca. Đau giảm trong thời gian từ 7 - 40 ngày, bình quân 25 ngày (Hiện Đại Nội Khoa Học).
+ Xuyên sơn giáp (đau bên trái dùng đắp bên phải và ngược lại) sao vàng tán bột, Trạch lan 9g, sắc với rượu uống.
Bài thuốc dùng cho chứng Tiễn phong thống (tục gọi là Quỷ tiễn đả) hoặc đau đầu, gáy, vai, lưng, chân tay gân xương đau (Hiện Đại Nội Khoa Học).
+ Diên hồ sách, Nhục quế, Ngũ linh chi, Đương qui, Bạch chỉ, Phòng phong đều 3g. sắc uống (thêm Mộc hương 3g mài uống càng tốt) (Hiện Đại Nội Khoa Học).
+ Sinh địa 90g, Ngọc trúc 15g, Tế tân 3g, Độc hoạt, Khương hoạt, Chế xuyên ô, Thương truật, Đương qui, Bạch hoa xà đều 9g. Sắc uống. Dùng cho chứng thống phong sau khi sinh rất có hiệu quả.
+ Hoàng kỳ 12g, Đương qui, Cát căn đều 9g, Ma hoàng 3g, Bạch thược, chích thảo, Quế chi đều 6g, Sinh khương 1 lát, Táo 1 quả. Sác uống trị vai lưng đau.
+ Sung úy tử, Hà thủ ô đều 15g, đều 24g. Sắc nước lọc bỏ bã, dùng nước luộc trứng gà ăn. Dùng trị cánh tay đau có hiệu quả.
+ Bích hổ (Thằn lằn), ấu trùng Bọ dừa (bao giấy nướng, tán bột) mỗi thứ 3 con, Địa long tán bột 5 con, Mộc hương 15g, Nhũ hương 7,5g, Xạ hương 3g, Long não 15g. Tất cả tán bột chế với rượu, hồ thành hoàn bằng hạt đậuã đen to. Mỗi ngày uống lúc đói với rượu 30 viên (hoàn). (Thuốc trị chứng lịch tiết thống phong đau dữ dội điều trị nhiều thuốc không khỏi) (Hiện Đại Nội Khoa Học).
+ Xa tiền tử 15g, Tần giao, Uy linh tiên, Xuyên ngưu tất, Nhẫn đông đằng, Địa long đều 12g, Sơn từ cô, Hoàng bá đều 10g, Cam thảo 6g. Sắc nước uống. Đau nhiều thêm Xuyên ô 9g, Huyền hồ 12g, nhiệt thịnh thêm Dã cúc hoa 15g, Tử hoa địa đinh 30g, hoạt huyết thêm Đơn sâm 15g, lợi tiểu thêm Hoạt thạch 15g (Hiện Đại Nội Khoa Học).
Châm cứu Trị Chứng Gout
+ Huyệt chính: Thận du, Khí hải du, Bàng quang du, Quan nguyên, Tam âm giao. Phối với huyệt vùng đau, lân cận (A thị huyệt...).



 

Không có nhận xét nào:

Video Of Day

Find Us On Facebook

foxyform