Thứ Tư, 5 tháng 1, 2011

Người chết rồi vẫn gây chuyện

Nhiều người cho rằng "chết là hết chuyện" tuy vậy vẫn có một số trường hợp người đã mất vẫn còn có thể gây tai họa cho người sống.
Hơi độc bốc ra từ tử thi
Chuyện xảy ra tại Luznea (Sydney - Úc). Một trung niên (44 tuổi) không biết chán đời vì lý do gì, nên đã tự tử bằng cách uống liền một lúc 100 viên thuốc diệt chuột. Thấy ông ta bất tỉnh, nằm bên vệ đường, liền được đưa đến bệnh viện Liverpool (phía Tây Sidney) để cấp cứu. Mọi chuyện đã muộn, vì chỉ cần 3 viên thuốc trên là đã đủ đưa một người lớn vào cõi vĩnh hằng, huống hồ nạn nhân dùng gấp hơn 30 lần (!).

Điều đặc biệt là từ xác chết tỏa ra một mùi khó chịu khiến cho 20 nhân viên y tế tiếp xúc bị chóng mặt, buồn nôn. Tìm lý do mới biết do loại thuốc diệt chuột trên khi thâm nhập cơ thể, chuyển hóa tạo ra chất phosphin, gây độc dù chỉ với lượng có trong không khí khoảng 3 phần triệu. Để khâm liệm, phải bọc xác trên vào một bao đặc biệt do nhân viên cứu hỏa đảm nhiệm với trang bị mặt nạ phòng hơi độc.


Vào trung tuần tháng 2/1994, chị Gloria Ramirez, 31 tuổi được đưa vào bệnh viện Riverside (miền Nam California - Mỹ) để cứu chữa do có khối u ở não. Khoảng gần tiếng sau chị mất. Chuyện lạ xảy ra, trong số 37 nhân viên y tế có mặt tại đó thì đã có 23 người bị ngộ độc, 5 người phải nhập viện ngay lập tức, 3 nữ y tá bị mất ý thức.
Các câu hỏi được đặt ra, nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng trên, có phải do một chất độc cực mạnh nào tác động hay đây là hội chứng loạn thần kinh tập thể. Cảnh sát tư pháp kết luận sau khi đã điều tra: “Không phát hiện được chất độc nào gây ra các triệu chứng cho các nhân viên y tế và không có mối liên hệ nào giữa các hiện tượng trên và cái chết của chị Gloria Ramirez”. Đã có ít nhất 10 tổ chức cấp tiểu bang và liên bang tham gia tìm nguyên nhân.

Sau một thời gian nghiên cứu, Brian Andresen, Giám đốc Trung tâm khoa học Forensic - thành phố Livermore (Mỹ), từ ý kiến do các y tá bệnh viện cung cấp:
- Thi thể Gloria trơn láng như có bôi thuốc mỡ và tỏa ra mùi tỏi.
- Khi bơm tiêm, chích máu của nạn nhân cảm thấy có mùi amoniac làm khó chịu và còn có những hạt nhỏ nổi lên.
Nhóm của Andresen đã phân tích kỹ máu và các mô của phủ tạng Gloria bằng các phương pháp sắc ký khí và đo bằng phổ kế, phát hiện thấy hàm lượng lớn chất dimethylsulfone có trong đó, nhưng chất này không phải là chất có độc tính. Qua nghiên cứu, tìm hiểu, các nhà nghiên cứu ở Livermore (qua thử nghiệm) đã đưa ra giả thuyết: để làm dịu những cơn đau do bệnh ung thư gây ra, chị Gloria đã dùng loại thuốc mỡ có chất dimethylsulfore - DMSO (nên cơ thể láng bóng và có mùi tỏi) chất này qua da thấm vào máu, kết hợp với oxy (do bệnh nhân được chụp mặt nạ thở oxy ở mặt), trở thành dimethylsulfone kết hợp với các chất sulfat có trong cơ thể hình thành chất độc dimethylsulfone, chất này tạm ổn định ở nhiệt độ phòng cấp cứu 20o còn ở 37o nó không bền. Chính chất dimethylsulfone đã gây nên các triệu chứng trên cho nhân viên y tế.

Nhận định trên tuy chưa làm thỏa mãn các nhà khoa học, nhất là dimethylsulfat chỉ bốc hơi ở 188oC chứ không phải ở nhiệt độ bình thường, nhưng cũng được đánh giá cao về sự tìm tòi, tỉ mỉ, tạo ra một hướng nghiên cứu hữu ích về hiện tượng hơi độc tỏa ra từ xác người chết.
Lời nguyền của các Pharaon Ai Cập
Trong việc đi tìm nguyên nhân gây ra thảm họa làm chìm chiếc tàu sang trọng và lớn nhất thế giới hồi đó: “Titanic” ngày 15/4/1912, trên đường đi từ cảng Boston (Anh) sang Mỹ, sau khi va đập với một tảng băng trôi thuộc Đại Tây Dương làm chết và mất tích hơn 1.500 khách và thủy thủ, có một ý kiến được nhiều người lưu tâm. Đó là trên tàu có chở một chiếc quan tài bằng đá, hiện vật được tìm thấy trong một ngôi mộ cổ ở Ai Cập 12 năm trước đây. Một người Mỹ đã mua nó cho một bảo tàng của nước Mỹ và gửi tàu Titanic chuyển về. Ác nghiệt là có những dòng chữ khắc trên chiếc quan tài: “Tất cả những kẻ chạm vào chiếc quan tài này đều chịu một số phận nghiệt ngã; tất cả sẽ chìm xuống đáy đại dương”.

Tin hay không còn nhiều chuyện phải trao đổi, nhưng qua việc khảo sát ngôi mộ của Pharaon Tuta Khamon, với những lời nguyền có khắc ở đây như: “Kẻ nào quấy rối giấc ngủ của vị Pharaon này đôi cánh tử thần sẽ giáng xuống đầu y. Ta là người bảo vệ Tuta Khanom đây. Ta sẽ dùng ngọn lửa của sa mạc đánh đuổi những kẻ đào mộ trộm kia” và những tai họa gây ra cho những nhà khoa học tham gia vào việc khám phá ngôi mộ này cũng gây ra nhiều chuyện phải suy nghĩ, nghiên cứu: Pharaon Tuta Khamon, người, người kế vị vua Ai cập Ekhnaton đã chết đột ngột năm 1352 trước Công nguyên, ở tuổi 19, khi làm vua ở tuổi lên tám. Cái chết của Tuta Khamon để lại cho hậu thế nhiều nghi ngờ, vì cho rằng ông bị giết hại vì sau này qua những tấm phim điện quang quan sát các bộ phận xương sọ của vua phát hiện có một vết giáng mạnh, có thể là nguyên nhân (!). Đó là hậu quả của việc tranh cướp vương quyền (?).

Vào ngày 3/11/1922, huân tước Kanaphan và nhà khảo cổ học Howard Carter cùng đoàn khảo sát đã phát hiện lăng mộ Tuta Khamon, vị Pharaon thứ 18 của Ai Cập. Việc tìm thấy này được coi như một kỳ tích vì sự nguyên vẹn của lăng đóng góp lớn cho việc nghiên cứu quá khứ với 5.000 dị vật, không chỉ giá trị tinh thần mà giá trị vật chất cũng cực kỳ, qua khai quật.

Nhưng điều kỳ lạ là lời nguyền nêu trên đã gây cho 22 người tham gia khảo sát lần lượt gặp tai nạn tử vong, từ huân tước Kanaphan, vợ và người em trai của huân tước, giáo sư Red, nhà sinh vật học Wight, vua đường sắt Mỹ Gerud…, người thì bị nhiễm trùng máu, người thì bị thần kinh phân liệt, người thì bị mất tri giác... tất cả cuối cùng đều qua đời, trừ tiến sĩ Carter còn sống đến tuổi 65 nhưng con gái út của ông lại bỗng nhiên tự sát. Có lập luận cho rằng trong lăng mộ để đề phòng có người xâm nhập, phá hoại nên đã có gài sẵn chất độc hóa học, chất phóng xạ hoặc vi sinh vật gây hại nhưng khó giải thích là tại sao những công nhân Ai Cập trực tiếp khai quật lại bình an vô sự.

Mọi chuyện phân tích thấu đáo còn thuộc về tương lai, do đó các lời nguyền trên vẫn còn ảnh hưởng với khá nhiều người!


Theo Sức khỏe & Đời sống
[RIGHT][B]Nguồn[/B]: Diendan.Eva.Vn[/RIGHT].

Không có nhận xét nào:

Video Of Day

Find Us On Facebook

foxyform